1. Lọ đựng đĩa giấy làm bánh
Bạn thường để những chiếc đĩa giấy để làm bánh ở đâu? Thay vì vứt chúng rải rác khắp các ngăn tủ bếp hay lẫn cùng với các loại bột và gia vị, bạn có thể xếp chúng gọn gàng và bỏ vào lọ thủy tinh, sau đó đóng nắp lại. Vừa đảm bảo sạch sẽ, vừa vô cùng gọn gàng.
Những chiếc đĩa bánh đầy màu sắc được xếp gọn gàng trong lọ thủy tinh
2. Lọ để dụng cụ làm bếp
Dao kéo, thìa, muôi,... bạn có thể cắm vào lọ thủy tinh đã được sơn màu. Cách này sẽ giúp bạn không cần phải mua các món đồ chứa dụng cụ làm bếp, phòng bếp cũng trở nên bắt mắt hơn với những chiếc lọ đầy màu sắc.
Góc bếp nổi bật với những lọ thủy tinh đầy màu sắc dùng để phân loại dụng cụ làm bếp.
3. Cốc đựng bút
Không chỉ làm lọ đựng dụng cụ làm bếp, bạn còn có thể dùng những lọ thủy tinh để đựng bút, thước ở góc làm việc của mình, hay góc học tập của bé con nhà bạn. Tất nhiên, bạn có thể tự chế với vô số kiểu trang trí: đơn giản với kiểu để nguyên như ban đầu, bọc vải, len, dây đay, dây dừa hay sơn để tạo góc trang trí bắt mắt.
Những chiếc lọ thủy tinh được sơn màu sắc dùng để đựng bút, thước, kéo nơi góc làm việc hay bàn học.
4. Cuộn chỉ
Khỏi lo mỗi lần khâu vá là lại phải mò đầu chỉ ở đâu. Bạn chỉ việc đục 1 lỗ nhỏ trên nắp lọ thủy tinh, sau đó luồn sợi chỉ qua đó, cuộn chỉ thì được thả vào lọ và xoay nắp lại. Giờ bạn chỉ việc rút sợi chỉ ở bên ngoài để dùng thôi.
Dễ dàng lấy chỉ mỗi khi cần dùng, hơn nữa công việc khâu vá của bạn cũng trở nên rất nghệ thuật.
Tất nhiên là không thể thiếu để kim ở đâu rồi, bạn chỉ việc làm một nắp vải cho lọ thủy tinh, sau đó cắm kim lên trên đó. Khỏi lo kim rơi xuống sàn khó tìm nữa. Tương tự cúc và các dụng cụ may vá khác cũng có thể được cất vào các lọ thủy tinh.
5. Gọt bút chì
Bất kể công việc của bạn có liên quan đến bút chì hay nhóc tì nhà bạn thích gọt bút chì thì bây giờ bạn đã có thể khỏi lo nhà bị bẩn bởi những mẩu gỗ từ bút chì rơi ra khắp sàn rồi. Chỉ việc gắn đầu gọt bút chì vào nắp lọ thủy tinh và bắt đầu gọt.
6. Ly nước
Bạn có thấy các tiệm café giờ thường dùng những lọ thủy tinh để đựng nước uống? Và bạn cũng có thể học hỏi họ!
Chỉ việc mua vài lọ thủy tinh về, sau đó chế ra loại nước ép bạn thích, và cắm ống hút vào, thêm cuốn sách ngồi đọc bên cửa sổ nữa thì sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn.
7. Lọ cắm hoa
Bạn có thể đơn thuần cắm hoa trực tiếp vào lọ thủy tinh mà không cần tô vẽ thêm gì nữa.
Hay đổ màu sơn bạn thích vào bên trong, chờ sơn khô rồi cắm hoa như bình thường. Mỗi một lọ sẽ có một màu khác nhau tạo thành góc cắm hoa độc đáo cho nhà bạn.
Dùng tất hay vải có họa tiết đẹp mắt quấn quanh lọ thủy tinh,bạn đã có những lọ hoa độc đáo.
Hoặc bện dây dừa, dây gai hay len quấn quanh lọ cũng là một gợi ý hay.
Những chiếc lọ thủy tinh nhỏ có thể dùng để chậu các loại cây nhỏ, thêm vài viên đá nữa là bạn đã có chậu cây vô cùng long lanh rồi.
Bạn có thể trồng rêu, xương rồng hay bất kỳ loại cây bé xinh nào trong này.
9. Đèn
Không chỉ là lọ cắm nến, bạn còn có thể dùng lọ thủy tinh để làm đèn dầu, đèn chùm, hay đèn thắp sáng đơn thuần! Bạn còn nhớ những ngọn đèn bấc dầu hồi bé chứ? Thành phố hiện đại đã chẳng còn thấy bóng dáng cây đèn dầu nữa, nhưng đôi khi bạn cũng có thể tạo những cây đèn dầu vô cùng long lanh cho bữa tiệc nhà mình chỉ bằng cách gắn bấc vào nắp lọ thủy tinh, phần thân bấc còn lại được cắm ngập trong dầu ở lọ. Cuối cùng là thắp sáng thôi!
Những chiếc đèn bấc bằng lọ thủy tinh hiện đại.
Cắm trực tiếp đầu dây bóng đèn vào qua nắp lọ thủy tinh và nối điện, bạn đã có những chiếc bóng đèn có 1-0-2.
Đèn chùm sáng tạo và độc đáo từ lọ thủy tinh.
Đèn phòng ngủ nhỏ xinh.
Đèn hành lang độc đáo.
Không cần mua khung ảnh cầu kỳ, in những bức ảnh bạn yêu thích theo cỡ nhỏ đủ cuộn vừa và bỏ vào lọ. Sau khi bỏ vào lọ, bức ảnh sẽ duỗi ra theo đường kính của lọ, và bạn đã có một khung ảnh độc đáo.
Bạn có thể tạo một góc khung ảnh gia đình đặt ở góc phòng khách, hay ảnh cá nhân bạn đặt ở góc làm việc hay phòng ngủ đều ổn.