Mặt bằng kinh doanh là yếu tố tiền đề và quan trọng trong việc bắt đầu kinh doanh. Việc sở hữu một vị trí đẹp không những thức đẩy việc kinh doanh, buôn bán mà còn trực tiếp tăng độ nhận biết cửa hàng, thương hiệu của bạn. Vậy làm cách nào để lựa chọn được một vị trí mặt bằng đẹp hãy cùng DIFA tìm hiểu qua nhữung bước sau nhé.
Đầu tiên: Nghiên cứu kỹ vị trí, khu vực sẽ thuê mặt bằng. Rất nhiều người đi kinh doanh bắt đầu bằng việc thấy mặt bằng rẻ thì vội ký hợp đồng thuê ngay, sau đó mới thiết lập việc kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến rủi ro lớn.
Lựa chọn khôn ngoan là: “Rẻ chưa đủ - Phải phù hợp”. Người đi thuê mặt bằng thông minh sẵn sàng bỏ 100 triệu đồng thuê một bất động sản nằm ở vị trí có thể đem lại doanh thu tốt chứ không bỏ ra 20 triệu đồng để thuê một điểm kinh doanh có nguy cơ ế ẩm.
Câu hỏi quan trọng nhất cần phải trả lời khi thuê mặt bằng là: Khu vực này có phù hợp? Khách hàng tiềm năng có hiện diện tại khu vực này không? Mức chi trả của họ là bao nhiêu? Không thể đổ hết lý do cho việc kinh doanh thua lỗ là do chọn sai vị trí đặt mặt bằng, nhưng đây là lý do đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh.
Bước hai: Sàng lọc mặt bằng phù hợp. Đây là bước cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ và chi tiết qua 3 khâu. Thứ nhất lọc thông tin về nhân khẩu học: khách hàng tại khu vực đó là nam hay nữ, độ tuổi bao nhiêu?
Thứ hai, lọc thông tin về sản phẩm: họ đang sử dụng những sản phẩm gì tương tự với sản phẩm của bạn? Mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu cho từng sản phẩm và mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó không? Thứ ba, lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: họ đang bán những sản phẩm gì? Tại sao họ lại bán những sản phẩm như vậy? Số một trong lĩnh vực đang kinh doanh của bạn là ai? Họ có điểm gì nổi bật?
Những câu hỏi này cũng là bài tập mà các chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và cả nước ngoài đang làm, còn gọi là khảo sát nghiên cứu thị trường. Nếu nguồn lực hạn chế, nhà đầu tư càng phải dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn này nhằm giảm rủi ro đến mức thấp nhất khi bắt tay vào làm thực tế.
Chọn mặt bằng kinh doanh là cả một nghệ thuật, nhà đầu tư phải vượt qua nhiều bước tìm kiếm, khảo sát, chọn lọc và tuân thủ những nguyên tắc khắt khe trong đàm phán, thương lượng, soạn thảo hợp đồng mới có thể gặt hái thành công. Ảnh: Vũ Lê
Bước ba: Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng. Ở bước này, người đang cần thuê mặt bằng phải tìm kiếm các thông tin về giao dịch bất động sản (listing) phù hợp với loại hình kinh doanh và ngân sách đang có. Nguồn thu thập thông tin thì rất đa dạng: môi giới, báo chí, các trang web, lái xe trên đường, hỏi trực tiếp chủ nhà... Điểm cần lưu ý nhất trong giai đoạn này là hãy đưa ra những tiêu chí thật cụ thể phù hợp với loại hình kinh doanh của mình để nhanh chóng sàng lọc đi những thông tin không cần thiết.
Các tiêu chí bao gồm: diện tích, số lượng khách, ngân sách, vị trí chiến lược... Hãy mô tả những tiêu chí cụ thể qua bước tính toán phía trên cho nhân viên môi giới để họ có thể tìm nhanh chóng và phù hợp các bất động sản cho bạn. Phải sắp xếp một chuyến đi thực tế tới tất cả các địa điểm đã được sàng lọc để nắm thêm thông tin chi tiết. Nên nhớ: “Hãy dành 80% thời gian để sàng lọc giao dịch, 20% đi xem và thương lượng”. Đừng làm ngược lại vì sẽ tốn thời gian vô ích.
Bước bốn: Giữ kỷ luật khi thương lượng bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các nguyên tắc. Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong khi thương lượng là: “Hãy dành thời gian đôi co một chút". Y như chơi kéo co, nếu thắng ngay lập tức, bạn sẽ té nhào. Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, chủ đất. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng. Chấp nhận sớm sẽ làm cho chủ nhà/chủ đất cảm thấy bị “hớ” và rất có thể họ sẽ ngưng giao dịch đó đột ngột.
Nguyên tắc kế tiếp là thương lượng dựa trên triết lý “Đôi bên cùng thắng”. Người đi thuê mặt bằng sẽ đạt được thứ mà họ thương lượng trên cơ sở hai bên cùng thắng. Nếu kết thúc hợp đồng mà chủ nhà không ký tái tục thì đối với bên đi thuê cũng là sự mất mát do việc kinh doanh đã ổn định, khách đã quen địa điểm và đã có thương hiệu. Nếu chủ mặt bằng không được lợi ích thỏa đáng, họ có thể tìm cách phá rối để lấy lại nhà.
Một nguyên tắc nữa cần lưu ý là tuyệt đối tránh cảm xúc lên quá cao khi chọn mặt bằng. Nếu mặt bằng tốt nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.
Bước năm: Xúc tiến hợp đồng cẩn thận là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng. Tất cả những gì sau khi thương lượng phải được phản ánh bằng hợp đồng rõ ràng, chi tiết. Có rất nhiều điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng.
Thứ nhất, hợp đồng bắt buộc cần có đủ 7 điểm: giá thuê, diện tích thuê, tiền cọc, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao nhà đất, tình trạng nhà/đất lúc bàn giao. Thứ hai, bên đưa hợp đồng là bên có lợi. Nếu chủ nhà/chủ đất ngại soạn hợp đồng, bạn hãy giúp đỡ họ làm ngay việc đó.
Thứ ba, nên công chứng hợp đồng, tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân nào. Giai đoạn này công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của bất động sản đó không.
Diệp Gia - Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và đổi mới
Chào mừng đến với Diệp Gia - Nơi Khởi Nguồn Những Sự Kiện Đặc Biệt
HUTECH ký kết hợp tác cùng Diệp Gia - DIFA nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Tập thể cán bộ nhân viên Diệp Gia chúc mừng ngày thành lập công ty
Diệp Gia gây ấn tượng tại sự kiện Xúc tiến thương mại - Kết nối giao thương Nam Trung Bộ - Tây Nguyên 2024 tổ chức tại Nha Trang
Để nâng cao kỹ năng cũng như các kiến thức hữu ích trong thời đại mới. Công ty Diệp Gia đã sẵn sàng đầu tư cho đội ngũ là các Cán bộ nhân viên chủ chốt là các anh chị trưởng các bộ phận/phòng ban được tham gia khóa đào tạo PBC31, trong hai ngày 21-22/03/2024.
Nhằm tôn vinh ngày quốc tế phụ nữ, toàn thể công ty chúng tôi xin chúc những người phụ nữ đa tài và xinh đẹp của cả tập thể công ty Difa một lời cảm ơn chân thành nhất bởi những đóng góp to lớn của những nàng thơ trong công ty.
Để bắt đầu cho một chặn hành trình mới 2024, Difa đã tổ chức hoạt động “ DIFA - Kick Off 2024 với chủ đề “Thay đổi tư duy, bức phá thành công”.