Chưa vào TPP, hàng tỷ USD đã đổ về Việt Nam

Một làn sóng đầu tư dệt may đã đổ về Việt Nam để đón đầu TPP. Những dự án tỷ đô có thể mang lại nhiều niềm vui về thu hút đầu tư nhưng cũng tạo ra những sức ép về dài hạn cho các DN và nền kinh tế.

Liên tiếp các dự án lớn

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2015 giảm mạnh, nhưng ngành dệt may lại tăng đột biến. Trong tổng số vốn 5,85 tỷ USD đầu tư, dệt may chiếm 1,12 tỷ USD, với 3 dự án lớn, trong đó có dự án tới 660 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay.

Dự án 660 triệu USD là của nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ, xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến sợi tại Đồng Nai. Ngoài ra, còn có dự án 300 triệu USD sản xuất sản phẩm may mặc của nhà đầu tư Anh quốc tại Tp HCM và dự án nhà máy sợi, vải màu 160 triệu USD tại Tây Ninh của nhà đầu tư Hồng Kông.

Trước đó, ngành dệt may cũng có 3 dự án lớn thuộc về các nhà đầu tư Trung Quốc, gồm dự án 400 triệu USD xây khu công nghiệp dệt may tại Nam Định; dự án 300 triệu USD của Texhong tại Quảng Ninh và dự án 200 triệu USD của TAL tại Hải Dương.

Nhiều DN dệt may của Trung Quốc đã quyết định đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm... Tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan) cam kết đầu tư 50 triệu USD để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước. Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International (Trung Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu USD để phát triển dự án Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp.

đầu tư, dệt may, sản xuất, chế biến, hiệp định, thương mại, cạnh tranh, nhân lực, nguyên liệu, sợi, dệt, nhuộm, DN, FDI. đầu-tư, dệt-may, sản-xuất, chế-biến, hiệp-định, thương-mại, cạnh-tranh, nhân-lực, nguyên-liệu.

 

Một làn sóng đầu tư dệt may đã đổ về Việt Nam để đón đầu TPP

 

Ở khu vực phía Bắc, tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) vừa được chính quyền tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư dự án từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD...

Nguyên nhân thu hút nhiều dự án dệt may là do giá nhân công của Việt Nam thấp cùng với sự tác động của các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là đón đầu Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp hoàn tất.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, hiện nay, mức thuế suất trung bình sản phẩm dệt may Việt Nam xuất vào Mỹ từ 17%- 30%, nếu được giảm xuống còn 0% thì sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trước các nước khác.

Đặc điểm riêng biệt của TPP là quy tắc xuất xứ hàng hóa (CRO). Để nhận được mức thuế 0%, các nước tham gia phải triệt để tuân theo quy tắc xuất xứ với từng sản phẩm.

Với dệt may là phải sử dụng nguyên liệu từ sợi trong nước. Nếu phải nhập thì chỉ nhập trong phạm vi các nước thành viên của TPP. Vì vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vốn lớn vào Việt Nam với các khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may.

Thách thức DN trong nước

Thách thức lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là lệ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài. Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam vẫn nhập gần 50% nguyên phụ liệu cho dệt may, chủ yếu từ Trung Quốc.

Trung Quốc không tham gia TPP, vì vậy các nhà đàm phán thương mại Mỹ đã yêu cầu Việt Nam phải giảm sự lệ thuộc về nguồn nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc để được hưởng các ưu đãi thuế quan khi vào Mỹ.

đầu tư, dệt may, sản xuất, chế biến, hiệp định, thương mại, cạnh tranh, nhân lực, nguyên liệu, sợi, dệt, nhuộm, DN, FDI. đầu-tư, dệt-may, sản-xuất, chế-biến, hiệp-định, thương-mại, cạnh-tranh, nhân-lực, nguyên-liệu.

 

Thách thức lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là lệ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài.

 

Hiện chỉ có Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là đầu tư mạnh cho các khâu sản xuất sợi, dệt nhuộn... Từ năm 2013, Vinatex đã đầu tư 51 dự án, trong đó có 14 dự án sợi, 15 dự án dệt, 15 dự án may... với tổng mức đầu tư trên 8.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành vào năm 2016, các dự án có khả năng đáp ứng 50-60% nhu cầu của toàn tập đoàn. Với các DN nhỏ của Việt Nam, không đủ vốn đầu tư cho phát triển nguồn nguyên liệu, đang hết sức lo lắng về vấn đề này.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, ngành dệt may đang là đối tượng cạnh tranh của toàn thế giới.

Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về dệt may, sau Trung Quốc. Tuy nhiên khoảng cách đang rất xa. Việc cạnh tranh với Trung Quốc gần như là bất khả thi, đó là lý do dệt may các nước chọn Việt Nam làm đối tượng cạnh tranh trực tiếp. Điều này đặt các DN trong nước trước một thách thức vô cùng lớn.

Theo Vitas, trong hơn 3.000 DN dệt may trên cả nước hiện nay, số lượng DN FDI chiếm khoảng 25% nhưng lại chiếm hơn 60% tổng kim ngạch XK của cả nước. Và hầu hết các DN FDI đang tiếp tục mở rộng sản xuất khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu XK. Như vậy, ngành dệt may dù có số lượng DN và quy mô hoạt động được đánh giá là tương đối mạnh, nhưng lại đang có một khoảng cách khá xa với DN FDI.

Với nhiều DN Việt Nam, chủ yếu thực hiện công đoạn may, giá trị gia tăng thấp, vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu, được cho sẽ gặp khó khăn, không đấu nổi về năng suất, chất lượng, giá thành, có thể sẽ trở thành những DN làm thuê cho các DN FDI có tiềm lực mạnh.

Cùng với đó nỗi lo lớn nhất của các DN dệt may Việt Nam là nguồn nhân lực bị "chảy máu". Một số DN FDI dệt may đang ráo riết săn lùng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ.

Giám đốc 1 công ty may trong nước cho biết, một DN dệt may của Srilanka đầu tư tại khu CN Phố Nối (Hưng Yên) vốn không lớn, đang đi tìm các nhân lực chủ chốt, sẵn sàng trả mức lương từ 3.000-3.500 USD/người/tháng. Đây là mức lương khá cao mà hầu hết các DN trong nước khó đáp ứng được. Với việc mạnh tay "chi tiền" các DN FDI chắc chắn sẽ lôi kéo thành công những nhân lực giỏi từ các DN trong nước. Đây là điều đáng lo ngại.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, không phải cứ đi ra ngoài mới là hội nhập, mà thế giới đã đến tận nơi để hội nhập với chúng ta. Dù có muốn hay không thì DN Việt vẫn phải tham gia "sân chơi" chung. Nếu các DN dệt may Việt Nam không nhanh chân, các chính sách không kịp thời thì đứng trước cơ hội này cũng vẫn chỉ là kẻ làm thuê.

Tin tức cùng loại
Diệp Gia - Hành Trình Chinh Phục Thử Thách Qua Từng Bước Chân
Diệp Gia - Hành Trình Chinh Phục Thử Thách Qua Từng Bước Chân

Diệp Gia - Hành Trình Chinh Phục Thử Thách Qua Từng Bước Chân

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10 - CHÚC MỪNG NGÀY HỘI TẠI CÔNG TY DIỆP GIA
NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10 - CHÚC MỪNG NGÀY HỘI TẠI CÔNG TY DIỆP GIA

Ngày Phụ nữ Việt Nam vừa qua, Công ty Diệp Gia đã tổ chức một ngày hội thi nấu ăn đầy ý nghĩa mang tên “Cơm Nhà” – nơi các anh chị em đồng nghiệp có dịp trổ tài bếp núc và gửi gắm yêu thương qua từng món ăn

GIẢI BÓNG ĐÁ JOLLIBEE - DIFA 2023, MÙA GIẢI THÀNH CÔNG VÀ NHIỆT HUYẾT
GIẢI BÓNG ĐÁ JOLLIBEE - DIFA 2023, MÙA GIẢI THÀNH CÔNG VÀ NHIỆT HUYẾT

CHUNG KẾT GIẢI BÓNG ĐÁ GIAO HỮU JOLLIBEE - DIFA VÀ CÁC NHÀ THẦU ️ Giải bóng giao hữu đã chính thức kết thúc vào ngày 23/01 vừa qua. Đổ mồ hôi trên sân bóng gặt tiếng cười trên môi. Sau giải đấu chúng tôi hy vọng những khoảnh khắc gắn kết trên sân bóng sẽ được tiếp tục truyền lửa trong công việc. Toàn bộ giải thưởng đã được chúng tôi trao tặng đến các mảnh đời còn khó khăn tại địa bàn thành phố. Giải đấu đã mang lại cho chúng tôi niềm vui nhân đôi khi thành quả được trao đến cho cộng đồng.

DIFA YEAR END PARTY 2022
DIFA YEAR END PARTY 2022

Năm 2021 khép lại dẫu có nhiều khó khăn, thử thách nhưng DIFA đã vướt qua và đạt được những thành công nhất định. Nhìn lại một năm nhiều thăng trầm, DIFA đã có buổi Year end party cùng nhau ôn lại những thành quả của mình. DIFA cũng chân thành cảm ơn toàn thể nhân viên và khách mời đã đến tham dự cùng chúng tôi trong buổi tiệc vừa qua.

TỪ THIỆN PHÁT QUÀ CHO HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở ĐỒNG NAI
TỪ THIỆN PHÁT QUÀ CHO HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở ĐỒNG NAI

Phát triển bền vững không chỉ thể hiện bằng sự tăng trưởng trong kinh doanh mà còn ở trách nhiệm với xã hội, nhiều năm qua, Diệp Gia đã và đang phát động nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng .

TỪ THIỆN PHÁT QUÀ CHO HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở HỒ CHÍ MINH
TỪ THIỆN PHÁT QUÀ CHO HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở HỒ CHÍ MINH

Là một doanh nghiệp đang trên con đường phát triển và mở rộng hơn nữa. DIFA hiểu rõ mình là một thành viên của đất nước, phát triển một cách bền vững không chỉ là về mặt kinh doanh của mình mà còn hướng tới việc mang lại lợi ích cho cộng đồng.

YEAR END PARTY DIFA 2021
YEAR END PARTY DIFA 2021

Vậy là năm 2021 đã qua, hôm nay DIFA khép lại năm cũ bằng bữa tiệc Year End Party nhỏ. Cùng nhìn lại một năm vừa qua với bao nhiêu kỷ niệm, cố gắng của tập thể công ty. Cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và lựa chọn DIFA trong suốt thời gian vừa qua. Sự ủng hộ của khách hàng là động lực của đội ngũ DIFA không ngừng đổi mới và phát triển hơn nữa để chất lượng phục vụ nâng cao. Cảm ơn từng thành viên của DIFA đã nỗ lực hết mình đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng của công ty hôm nay.

DIFA CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG & AN TOÀN LAO ĐỘNG
DIFA CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG & AN TOÀN LAO ĐỘNG

Tất cả mỗi lĩnh vực và đặc biệt là ngành xây dựng "Tiêu chuẩn chất lượng và An toàn lao động" được ưu tiên hàng đầu. Vừa qua DIFA đã có buổi công bố cho toàn thể nhân viên công ty và các nhà thầu phụ về Tiêu chuẩn chất lượng và An toàn lao động năm 2021. Dựa theo tiêu chuẩn chất lượng này tất cả các công trình của DIFA sẽ được áp dụng. Với tiêu mỗi công trình sẽ được hoàn thiện mộ cách tối ưu nhất. Về An toàn lao động tại công trình được giám sát kỹ lưỡng và các điều kiện về an toàn lao động phải đảm bảo. Từ phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động,.. cho đến cam kết với các nhà thầu phụ được DIFA kiểm soát chặt chẽ. Buổi traning hướng dẫn cách cho tất cả mọi người nói chung và giám sát nói riêng cách sơ - cấp cứu cho người bị nạn. DIFA luôn học hỏi và nâng cấp từng ngày để hoàn thiện bộ máy công ty nhằm đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắc khe của khách hàng. Chúng tôi luôn muốn mang cho khách hàng nhữung sản phẩm chất lượng nhất. Vì thành công của khách hàng là thành công của DIFA.

Zalo Zalo:0908 640 164 Zalo
Hotline:0908 640 164
Send SMS SMS:0908 640 164 >Nhắn tin Facebook Nhắn tin Facebook